Bài tóm tắt sách How brands grow - what marketing don't know của Byron Sharp nhé. Đây là sách chuyên ngành dành cho các bạn làm marketing, nhất là những bạn đang làm brand marketing như mình.
Cuốn sách gồm 12 chương, mỗi chương đưa ra những bằng chứng xác thực, cụ thể bằng các số liệu nghiên cứu thị trường từ nhiều quốc gia, trong nhiều ngành nghề khác nhau. Lần lượt mỗi chương sẽ thách thức một "quy luật" thường được mặc định là đúng. Từ đó tóm lược lại trong chương cuối (Mental and Physical Availability) thành 2 nhiệm vụ và 7 chiến lược marketing "đúng cho mọi trường hợp" để những công ty/ nhãn hàng dù không có nhiều ngân sách cho nghiên cứu đo lường định kì như brand health tracking, retail audit, consumer panel cũng dễ dàng đưa ra những quyết định phù hợp hơn.
Nhiệm vụ chính của marketing là giúp thương hiệu được bán đến khách hàng một cách dễ dàng nhất. Để làm được điều này, Byron Sharp tóm tắt trong 2 nhiệm vụ và 7 chiến lược marketing đơn giản.
Hai nhiệm vụ của marketing:
(1) làm cho thương hiệu luôn hiện diện sẵn trong tâm trí khách hàng (mental availability) thông qua những đặc điểm nhận diện riêng biệt (distinctiveness), rõ ràng và
(2) hiện diện trong tầm tay khách hàng (physical availability) thông qua kênh phân phối sâu rộng đúng chỗ, đúng nơi. Tác giả Byron Sharp nhấn mạnh đến sự hiện diện trong tầm tay chứ không chỉ dừng lại ở sự hiện diện tại điểm bán.
(1) làm cho thương hiệu luôn hiện diện sẵn trong tâm trí khách hàng (mental availability) thông qua những đặc điểm nhận diện riêng biệt (distinctiveness), rõ ràng và
(2) hiện diện trong tầm tay khách hàng (physical availability) thông qua kênh phân phối sâu rộng đúng chỗ, đúng nơi. Tác giả Byron Sharp nhấn mạnh đến sự hiện diện trong tầm tay chứ không chỉ dừng lại ở sự hiện diện tại điểm bán.
Bảy chiến lược marketing:
(1) Các hoạt động phân phối và truyền thông cần liên tục tiếp cận toàn bộ khách hàng của ngành hàng mà sản phẩm/ dịch vụ của thương hiệu đang tham gia. Chứ không nên chỉ tập trung vào 1 phân khúc nhỏ như đề cập trong lí thuyết của Phillip Kotler.
(2) Đảm bảo việc mua hàng dễ dàng
(3) Thu hút sự chú ý. Nếu không được chú ý thì tất cả tiền truyền thông thương hiệu đều lãng phí.
(4) Làm tươi mới và xây dựng cấu trúc gợi nhớ thương hiệu (brand-linked memory structures) để khách hàng dễ dàng nhận biết và mua thương hiệu.
(5) Tạo ra những giá trị truyền thông riêng biệt.
(6) Nhất quán nhưng luôn tươi mới và thú vị.
(7) Luôn giữ lợi thế cạnh tranh, hấp dẫn với tất cả khách hàng và đừng cho khách hàng lí do không mua sản phẩm.
Từng luận điểm đều được tác giả đưa ra nhiều bằng chứng, số liệu nghiên cứu thực tế để chứng minh. Những lí giải này được nêu rõ trong các chương trước của sách.
(1) Các hoạt động phân phối và truyền thông cần liên tục tiếp cận toàn bộ khách hàng của ngành hàng mà sản phẩm/ dịch vụ của thương hiệu đang tham gia. Chứ không nên chỉ tập trung vào 1 phân khúc nhỏ như đề cập trong lí thuyết của Phillip Kotler.
(2) Đảm bảo việc mua hàng dễ dàng
(3) Thu hút sự chú ý. Nếu không được chú ý thì tất cả tiền truyền thông thương hiệu đều lãng phí.
(4) Làm tươi mới và xây dựng cấu trúc gợi nhớ thương hiệu (brand-linked memory structures) để khách hàng dễ dàng nhận biết và mua thương hiệu.
(5) Tạo ra những giá trị truyền thông riêng biệt.
(6) Nhất quán nhưng luôn tươi mới và thú vị.
(7) Luôn giữ lợi thế cạnh tranh, hấp dẫn với tất cả khách hàng và đừng cho khách hàng lí do không mua sản phẩm.
Từng luận điểm đều được tác giả đưa ra nhiều bằng chứng, số liệu nghiên cứu thực tế để chứng minh. Những lí giải này được nêu rõ trong các chương trước của sách.
P/s: Sách chống chỉ định với những bạn không thích hoặc không muốn làm quen với số liệu thống kê và các báo cáo nghiên cứu thị trường.
Nhận xét
Đăng nhận xét