"NHÂN TỐ ENZYME" CON DAO HAI LƯỠI
Tại sao mình lại nói cuốn này là "Con dao hai lưỡi", bởi vì nếu đọc nó mà không tỉnh táo, thì chưa chắc nhận thức và sức khỏe của các bạn đã chuyển biến theo chiều hướng tích cực đâu!
Bản thân mình cũng có 1 chút thích thú việc tìm hiểu và đọc sách y học, vì vậy, mình đã tìm hiểu 1 số bài review và thấy các bạn đánh giá rất cao, thậm chí thần thánh nó lên 1 tầm cực cực cao nên mình đã quyết định mua 1 bộ 4 quyển về nghiền ngấm.
Mở từng trang sách trong niềm hào hứng và mình đã gần như thực sự tin rằng cuốn sách này đúng như các bạn giới thiệu khi đọc qua 1 số chi tiết về tác giả.
Tác giả quả thực là một người rất nổi tiếng, tài năng, điều này không thể phủ nhận và bàn cãi. Thậm chí ông còn là người đầu tiên "cắt bỏ polyp bằng phương pháp nội soi đại tràng mà không cần phẫu thuật mở ổ bụng" và đương nhiên với sự nổi tiếng đó thì bệnh nhân đến với ông không chỉ có những người dân bình thường mà cả những người nổi tiếng trong giới nghệ thuật, thậm chí là cả nguyên thủ quốc gia. Vì thế nên việc đánh giá tác phẩm cũng lại phải dưới 1 cái nhìn khắt khe hơn rồi!
Mở từng trang sách trong niềm hào hứng và mình đã gần như thực sự tin rằng cuốn sách này đúng như các bạn giới thiệu khi đọc qua 1 số chi tiết về tác giả.
Tác giả quả thực là một người rất nổi tiếng, tài năng, điều này không thể phủ nhận và bàn cãi. Thậm chí ông còn là người đầu tiên "cắt bỏ polyp bằng phương pháp nội soi đại tràng mà không cần phẫu thuật mở ổ bụng" và đương nhiên với sự nổi tiếng đó thì bệnh nhân đến với ông không chỉ có những người dân bình thường mà cả những người nổi tiếng trong giới nghệ thuật, thậm chí là cả nguyên thủ quốc gia. Vì thế nên việc đánh giá tác phẩm cũng lại phải dưới 1 cái nhìn khắt khe hơn rồi!
THẾ NHƯNG, mọi sự mong chờ ở 1 cuốn sách mà mình đầy hy vọng đã dừng lại ở phần này. Sau khi đọc 50 trang, thực sự mình đã có ý định dừng lại và không bao giờ đọc tiếp, và thực sự mình đã dừng nó lại trong vài tháng. Thế nhưng tối hqua mình lại vô tình đọc được 1 bài review của 1 bạn trên 1 pape đọc sách và cũng vẫn là những nội dung review đại loại như hết sức ca ngợi, thần thánh nó như 1 bảo vật để bắt đầu áp dụng vậy. Thực sự mình cảm thấy rất BẤT NGỜ, không hiểu sao nó lại được nó lại được mọi người khen ngợi nhiều như vậy, luôn được xuất hiện trong danh sách sách y học đáng mua như vậy. Vì vậy mình đã quyết định đọc nốt quyển tập 1, đọc 1 quyển là đủ review cho bộ 4 quyển này rồi.
I. Chúng ta bắt đầu vào lưỡi thứ nhất nhé, đây là lưỡi mà đa số các bạn đọc đều nhìn thấy và nhận ra. Chúng thực sự là những lời khuyên rất tốt cho sức khỏe và nếu áp dụng chính xác, các bạn sẽ có 1 sức khỏe tốt, không bệnh tật cả vể thể chất lẫn tinh thần. Thế nhưng, nhưng, các bạn có để ý không? Tất cả những kiến thức ấy mọi người không nhận thấy nó rất phổ thông sao, nó xuất hiện xung quanh các bạn hằng ngày luôn ấy, trên báo, tạp chí, ti vi, thậm chí là bố mẹ, người thân hay các bà bán rau ngoài chợ cũng biết 1 số:
..."Với những ai ăn nhiều thịt, hãy nhớ rằng ăn nhiều thịt sẽ phá hoại sức khỏe của bạn và đẩy nhanh quá trình lão hóa".
Cái này không phải bây giờ gần như ai cũng biết hay sao, tivi, thời sự, đài phát thanh nói quá nhiều về tác hại của việc ăn nhiều thịt trong thời gian mà thực phẩm k đảm bảo hiện nay rồi, chẳng có gì đặc biệt.
Cái này không phải bây giờ gần như ai cũng biết hay sao, tivi, thời sự, đài phát thanh nói quá nhiều về tác hại của việc ăn nhiều thịt trong thời gian mà thực phẩm k đảm bảo hiện nay rồi, chẳng có gì đặc biệt.
..."Các món dầu mỡ không thích hợp với người Nhật". Trong mục này tác giả đại ý nói rằng ăn nhiều thực phẩm có dầu mỡ, chiên xào 1 hoặc lặp đi lặp lại nhiều lần với tần suất lớn là không tốt cho sức khỏe. Dĩ nhiên, điều này là đúng.
..."Rượu và thuốc lá chính là thói quen tồi tệ nhất". Các bạn có thể nói rằng tuy những điều này rất phổ biến xung quanh nhưng không có ai giải thích như tác giả phải không. VD như trong nhận định này, tác hại của hút thuốc lá và rượu thì các bạn chắc cũng biết rồi. Nguyên nhân dẫn tới ung thư phổi hàng đầu là do thuốc lá, hay rượu dẫn tới xơ gan, ung thư gan, loạn thần... Nhưng ở đây tác giả đề cập tới việc sạm da:" Tôi chỉ cần nhìn mặt một người là có thể biết người đó hút thuốc hay không" mình xin thưa là ông này bốc phét. Thế bây giờ bố mình, da trắng như cgai, mới hút thuốc 1 năm, t nói thẳng là da chẳng có gì khác mấy đâu các bạn à. Quá trình sạm da nó không phải diễn ra trong 1 sớm 1 chiều mà có thể nhìn phát nhận ra ngay như thế. Chưa kể mấy ông Châu phi, người Mĩ đầy da đen, chắc bệnh nhân của ông ấy cũng nhiều người da đen lắm, có mà nhìn cái biết ngay được
Còn nhiều lắm, những kiến thức cực kì phổ thông, không có gì quá đặc biệt ở bộ này như ăn nhiều rau củ quả này, uống nhiều nước này, khi ăn nên nhai kĩ này, thành phần bữa ăn nên chưa nhiều rau này...bla bla. Thậm chí còn nhai đi nhai lại nhiều lần cùng 1 nội dung. Vậy mình dừng lại ở đây phần lưỡi thứ nhất.
II. Lưỡi thứ 2: Phần lưỡi này cực kì nguy hiểm nếu bạn đọc không tỉnh táo, dễ gây hiểu lầm cho nhận thức. Mình sẽ cố gắng phân tích 1 vài ý, chứ có nhiều lắm:
1. "Trong cuốn sách này tôi sẽ giới thiệu tới các bạn phương pháp ăn uống Shiyna giúp tỉ lệ tái phát ung thư còn 0%". Khẳng định luôn với mọi người rằng tính đến giây phút hiện tại, thế giới chưa có bất kì một công bố về một phương pháp, kĩ thuật, liệu trình, thủ thuật nào khẳng định chắc chắn giúp tỉ lệ tái phát ung thư xuống còn 0% cho tất cả các bệnh nhân cả.Còn ở VN, cứ ung thư là án tử, nói thế cho nó vuông. Chứ còn bảo tỉ lệ tái phát còn 0% thì khác gì là chữa khỏi bệnh. Vậy nên nếu nhầm lẫn chỗ này là rất nguy hiểm nè, sợ các bạn lại ảo tưởng, người nhà có ung thư mà lại cứ chế độ ăn uống Shiya mà phang xong không đến bệnh viện thì hẹo ))) chế độ ăn uống rất tốt, nhưng cũng chỉ là hỗ trợ 1 phần quan trọng thôi.
Chia sẽ với mọi người nhé, bây giờ ấy, chỉ có ung thư là án tử thôi. chứ HIV người ta bây giờ sống nhăn răng, 15,20,30 năm là bình thường. Thậm chí đang giai đoạn AIDS (T-CD4 < 200) người ta còn điều trị ổn định được cho về giai đoạn chưa AIDS cơ mà. Chính HIV/AIDS bây giờ lại sướng, được nhà nước hỗ trợ, hỗ trợ cả chất bôi trơn cơ mà )) xong sống thọ như các cụ ấy . Tiếp nhé...
Chia sẽ với mọi người nhé, bây giờ ấy, chỉ có ung thư là án tử thôi. chứ HIV người ta bây giờ sống nhăn răng, 15,20,30 năm là bình thường. Thậm chí đang giai đoạn AIDS (T-CD4 < 200) người ta còn điều trị ổn định được cho về giai đoạn chưa AIDS cơ mà. Chính HIV/AIDS bây giờ lại sướng, được nhà nước hỗ trợ, hỗ trợ cả chất bôi trơn cơ mà )) xong sống thọ như các cụ ấy . Tiếp nhé...
2. "Theo lý thuyết y học hiện đại ngày nay, sau khi ung thư được phẫu thuật, dù không còn ung thư nữa nhưng bệnh nhân vẫn phải dùng thuốc chống ung thư trong thời gian dài để phòng tránh. Riêng với tôi, những loại thuốc này không khác gì thuốc độc giết người, tốt nhất không nên dùng". Sau đó tác giả khuyên nên loại bỏ các yếu tố gây ung thư và áp dụng pp ăn uống Shiya. Điều tác giả nói về thuốc chống ung thư có hại là đúng, mình hoàn toàn ủng hộ rằng phương pháp đó tốt nhưng mà chỉ trên lý thuyết thôi nha, vào người nhà mình ở VN thì mình khuyên chân thành các bạn đừng cản người nhà uống thuốc, không áp dụng được đâu. Chế độ ăn uống, tinh thần khắt khe vô cùng. Điều đáng nói ở đây là tác giả có vẻ rất chắc chắn về phương pháp của mình và đã có nhiều bệnh nhân thực hành có hiệu quả. Nhưng xin thưa ai kiểm chứng, cũng chỉ là lời tác giả đúng không nào, chưa hề có cơ quan y tế có thẩm quyền nào kiểm chứng nha, cho nên mình không quản đối nhưng cũng xin lưu ý các bạn như vậy.
3. "Trong tự nhiên, không tồn tại một loài động vật nào sau khi trưởng thành vẫn còn uống sữa. Đó chính là quy luật tạo hóa của thiên nhiên. Chỉ có con người là đang cố tình uống các loại sữa bị oxy hóa của các loài động vật khác. Và tất nhiên, như vậy là đi ngược lại với quy luật của tự nhiên".
Có thể là tác giả đúng, nhưng vẫn cứ là chưa được kiểm chứng, chưa được khẳng định. Tròng sách còn rất rất nhiều đoạn tác giả khuyên không nên uống sữa. Nhưng trời ơi, tác dụng của sữa thì 10 trong khi những điều tác giả nêu về tác hại chỉ là 1 mà thôi, trong khi nó lại chỉ là giả thiết. Con người là động vật bậc cao, sao có thể so sánh với động vật như vậy là trái quy luật tự nhiên? Trí thông minh của con người được sử dụng để dung nạp vào người những thực phẩm tốt nhất, và một trong những thực phẩm không thể thiếu hiện nay, được sử dụng rộng rãi trên mọi lứa tuổi, mọi đối tượng, khắp nơi trên thế giới không gì khác chính là sữa. Quá trời tác dụng của sữa, vì thế bạn nào bỏ cứ bỏ nhé, mình là mình cứ uống rồi đấy.
Có thể là tác giả đúng, nhưng vẫn cứ là chưa được kiểm chứng, chưa được khẳng định. Tròng sách còn rất rất nhiều đoạn tác giả khuyên không nên uống sữa. Nhưng trời ơi, tác dụng của sữa thì 10 trong khi những điều tác giả nêu về tác hại chỉ là 1 mà thôi, trong khi nó lại chỉ là giả thiết. Con người là động vật bậc cao, sao có thể so sánh với động vật như vậy là trái quy luật tự nhiên? Trí thông minh của con người được sử dụng để dung nạp vào người những thực phẩm tốt nhất, và một trong những thực phẩm không thể thiếu hiện nay, được sử dụng rộng rãi trên mọi lứa tuổi, mọi đối tượng, khắp nơi trên thế giới không gì khác chính là sữa. Quá trời tác dụng của sữa, vì thế bạn nào bỏ cứ bỏ nhé, mình là mình cứ uống rồi đấy.
Có lẽ là thôi nhỉ, còn nhiều lắm các bạn ạ, mà đây là mình mới đọc 1 quyển tập 1 thôi ấy,k có kiên nhẫn đọc thêm nữa , nhưng thế này chắc cũng đủ để mọi người có 1 cái nhìn đa chiều hơn về bộ này.
Kết luận: Đây là 1 cuốn sách y học thường thức tốt, được xây dựng trên cơ sở giả thiết về "enzyme diệu kì" do 1 bác sĩ nổi tiếng người Nhật đề xuất nhưng chưa được kiểm chứng, chứng nhận bởi bất kì tổ chức y tế có chức năng quyền hạn nào chứng nhận.
Các bạn cần một cuốn sách tổng hợp những thông tin về ăn uống hợp lí, chế độ ăn uống ngủ nghỉ hợp lí để có 1 sức khỏe tốt tổng hợp lại những thông tin trên mạng, tivi nhưng diễn giải ra theo giả thiết "enzyme diệu kì" thì được nhưng cũng không đến mức huyền thoại và thần thánh như các bạn đánh giá trên mạng đâu.
Cuối cùng, mình xin cực kì lưu ý, hết sức cẩn trọng và tỉnh táo khi nếu bạn muốn áp dụng tất cả những kiến thức này vào đời sống cá nhân và gia đình mình. Lời khuyên và chỉ định của bác sĩ trực tiếp điều trị ở VN vẫn là ưu tiên số 1, sách vở cũng chỉ là lý thuyết mà thôi. Thực hành khác xa lt, chắc mn cũng biết, đặc biết là ngành y. Cơ thể mỗi con người là khác nhau, không ai giống ai cả. vì vậy hãy lắng nghe cơ thể và là bác sĩ của chính mình bằng những thông tin chính xác nhất, đã được kiểm chứng qua các tổ chức có thẩm quyền và qua thời gian.
Chúc các bạn có 1 sức khỏe thật tốt để học lập, lao động và cống hiến!
>>
Mình là người chưa đọc cuốn sách này, nhưng nghe phân tích của bạn, mình muốn đưa ra một số nhận định để bạn có thể tham khảo.
Mình thấy bạn đề cập tương đối nhiều đến việc tác giả nêu ra những kiến thức khá phổ thông, và cách quần chúng phản ứng với những kiến thức ấy. Mình thấy điều này là hoàn toàn dễ hiểu. Cuốn sách được xuất bản lần đầu vào năm 2007, khi đấy trình độ y học và sự phổ biến của kiến thức về sức khỏe không như bây giờ, nên có thể đối với bạn những kiến thức đó là quen thuộc. Đối với ĐẠI ĐA SỐ người ngoài kia, mình e không hẳn là như vậy. Mình là một người cũng tìm hiểu 1 chút về sức khỏe và y học, và cho đến tận bây giờ năm 2018, mình vẫn thấy sự thiếu hiểu biết những kiến thức về y khoa trong cộng động là rất rõ ràng, chưa nói đến năm 2007.
"Các bạn có thể nói rằng tuy những điều này rất phổ biến xung quanh nhưng không có ai giải thích như tác giả phải không?"
--> Mình chưa đọc nhưng mình đoán vậy. Đọc dòng này của bạn mình đang kỳ vọng bạn đưa ra một tranh luận nào đấy đại loại như "đã có những người khác giải thích như vậy r." Nhưng chỉ thấy bạn đưa ra 1 ví dụ về thuốc lá, trong khi tác giả có thể đề cập đến nhiều vấn để hơn chỉ là thuốc lá và tác hại. Nếu như mình đoán đúng, thì với câu hỏi trên của bạn, câu trả lời của mình là "Đúng vậy."
"Nhưng ở đây tác giả đề cập tới việc sạm da:" Tôi chỉ cần nhìn mặt một người là có thể biết người đó hút thuốc hay không" mình xin thưa là ông này bốc phét. Thế bây giờ bố mình, da trắng như cgai, mới hút thuốc 1 năm, t nói thẳng là da chẳng có gì khác mấy đâu các bạn à."
--> Cuốn sách này được xuất bản đầu tiên là tiếng Anh, nên bạn cũng nên cân nhắc. Người dịch dịch là "sạm da", nhưng tên tiếng Anh có thể là một biểu hiện nào đấy ở da mà có thể tác giả, là một bác sĩ y khoa lâu năm, có thể thật sự nhận biết được.
Về vd của bố bạn và mấy ông châu Phi, sao bạn biết ông ấy không nhận ra được họ bị "sạm da?" Đó là lý do ông ý làm bs - ông ấy quan sát tinh tế hơn.
"Còn nhiều lắm, những kiến thức cực kì phổ thông, không có gì quá đặc biệt ở bộ này như ăn nhiều rau củ quả này, uống nhiều nước này, khi ăn nên nhai kĩ này, thành phần bữa ăn nên chưa nhiều rau này...bla bla."
--> Như mình nói ở trên, đây là điều không hề "phổ thông," đặc biệt với người không có nhiều quan tâm đến y học và sức khỏe. Hơn nữa, nếu tác giả nêu ra những kết luận quen thuộc nhưng chứng minh chúng bằng những lý lẽ sâu sắc và dễ hiểu hơn, lượt rate và review cao của cuốn sách này là điều dễ hiểu.
"Trong cuốn sách này tôi sẽ giới thiệu tới các bạn phương pháp ăn uống Shiyna giúp tỉ lệ tái phát ung thư còn 0%"."
--> Theo như mình biết, nếu loại bỏ tác động của ngoại cảnh(ăn uống, vi khuẩn, virut, tia UV,..) một người chỉ bị ung thư khi họ có gen ung thư. Và hơn nữa, nếu một bệnh nhân ung thư được loại bỏ hết tế bào ung thư, họ, trên lý thuyết, sẽ hết ung thư. Nếu nói như vậy, ko hẳn là tác giả sai hoàn toàn, vì nếu 1 bệnh nhân được loại bỏ hết tế bào ung thư (bằng cách cắt bỏ phần bị ung thư lúc tế bào ung thư chưa kịp di căng), ko có gen ung thư, sinh hoạt và ăn uống vệ sinh, tránh tiếp xúc với tia có hại và hóa chất độc hại, một chế độ dinh dưỡng, vd như Shiyna của tác giả, để đưa tỉ lệ TÁI PHÁT ung thư về --> 0% là hoàn toàn khả thi. Nhưng như bạn nói, mình cũng ko hẳn tin là một con số 0% tròn trịa tại thời điểm này hay trong quá khứ. Bạn có thể kiểm tra bản tiếng Anh xem, có khi tác giả viết "đến gần 0%.'
"Còn ở VN, cứ ung thư là án tử, nói thế cho nó vuông. Chứ còn bảo tỉ lệ tái phát còn 0% thì khác gì là chữa khỏi bệnh."
--> Ung thư tuyến giáp, ung thư da, ung thư vòm họng giai đoạn đầu,.. là những loại ung thư có thể chữa hẳn và ít có khả năng di căng nhất, và điều này là khả thi tại Việt Nam.
"Có thể là tác giả đúng, nhưng vẫn cứ là chưa được kiểm chứng, chưa được khẳng định. Tròng sách còn rất rất nhiều đoạn tác giả khuyên không nên uống sữa. Nhưng trời ơi, tác dụng của sữa thì 10 trong khi những điều tác giả nêu về tác hại chỉ là 1 mà thôi, trong khi nó lại chỉ là giả thiết."
--> Những nghiên cứu về tác hại của sữa, như sữa bò, đã có. Sữa bò, với hàm lượng chất tăng trưởng cao (là lý do tại sao 1 con bê chỉ nuôi bằng sữa mẹ có thể phát triển rất nhanh), là nhân tố dẫn đến sự dạy thì sớm ở trẻ, thúc đẩy sự tăng sinh của tế bào đột biến/ung thư.
"Đây là 1 cuốn sách y học thường thức tốt, được xây dựng trên cơ sở giả thiết về "enzyme diệu kì" do 1 bác sĩ nổi tiếng người Nhật đề xuất nhưng chưa được kiểm chứng, chứng nhận bởi bất kì tổ chức y tế có chức năng quyền hạn nào chứng nhận."
--> Mình ko nghĩ rằng cuốn sách này chưa được kiểm chứng. Có thể nó đa được kiểm chứng trên lâm sàng, thực nghiệm, khảo sát, nhưng với mục đích là cung cấp một sách y học thường thức, tác giả không muốn chi tiết những vấn đề mang tính kỹ thuật này (vì có những nghiên cứu cần phải giải thích và đòi hỏi kiến thức chuyên môn mới hiểu tính hợp lí của nó.)
Tóm lại, mình rất cảm kích bạn đã cung cấp một quan điểm cho cuốn sách "có vẻ phổ biến" này . Suy cho cùng, mình đồng ý với bạn là lý huyết hoàn toàn có thể khác với thực tế, và mọi người cần có cái nhìn đa chiều để đưa ra hành động đúng đắn cho bản thân. Ở comment này, mình chỉ muốn đưa ra ý kiến cá nhân để bạn và mn (đã đọc sách) kiểm chứng và cho thêm ý kiến để group có hiểu biết sâu sắc hơn về vấn đề.1. Như mình đã giải thích ở trên, nó được nhiều tán dương như vậy "có thể" là vì tác giả đã giải thích được cơ chế của những kiến thức quen thuộc ấy ở ngôn ngữ layman - người không có kiến thức chuyên môn cũng có thể hiểu được. Điều này rất quan trọng, vì có thể những kiến thức ở trên đã dần quen tai với nhiều bạn ngày nay, nhưng việc để người ta thực sự đặt niềm tin vào nó và bắt đầu thay đổi thói quen ăn uống là một chuyện hoàn toàn khác. Đó là lý do ngoài kia có rất nhiều điều cliche, nhưng người ta vẫn chỉ "nghe cho biết" chứ không thực sự làm theo - một tâm lý dễ hiểu của con người: chúng ta phải hiểu thì mới tin mà làm theo. Điều này cũng giải thích được sự thành công của nhiều sản phẩm sách/Youtube videos khác: Series Big Ideas Simply Explained, A Brief History of Time (Stephen Hawking), Principles of Economics (Ray Dalio),etc.
3. Trong văn viết, người ta thường vạch rõ hai khái niệm: Nội dung + Mục đích. Ví dụ như câu: Có tiền mua tiên cũng được. Không hẳn ý người nói là "Có tiền sẽ mua được tiên" - Đó là nội dung, và nếu ai đó bắt bẻ một cách máy móc, thì hoàn toàn có thể chứng minh đây là một invalid argument. Nhưng như bạn cũng có thể hiểu, "mục đích" của người viết là tạo ra một khẳng định có tính nhấn mạnh cao, rằng có tiền sẽ mua được rất rất nhiều thứ, chứ không hề có ý là mua được "tiên."
Trên thực tế, một số người có thể phản biện rằng phân tích như vậy là đang dùng logical fallacy: ngụy biện.
Mình không nghĩ như vậy, vì để đảm bảo tính ngắn gọn + hiệu ứng khẳng định cao, tác giả có thể sử dụng những câu nói mang tính chất extreme như vậy để nhấn mạnh quan điểm, và đồng thời, giảm thiểu những giải thích không cần thiết. Ở đây, theo như bạn trình bày, tác giả cuốn sách nói rằng: "Tôi chỉ cần nhìn mặt một người là biết người đó có hút thuốc hay không." Chưa bàn đến việc tác giả có thật sự làm được điều này trong 100% trường hợp hay không (Ko thể loại trừ khả năng này). Nhưng nếu bạn nói là bạn không tin như vậy, thì cách giải thích của mình là như trên. Ông không thể nói một cách rất dài dòng như sau được:
"Tôi chỉ cần nhìn mặt một người là biết người đó có hút thuốc hay không. Tuy nhiên tôi cũng phải nói tôi chỉ làm vậy với những người hút thuốc lâu năm thôi, và cũng phải nhấn mạnh là tôi không nhận trường hợp xem cho các bạn châu Phi."
Bạn thấy đấy, như thế sẽ rất dài dòng không cần thiết (đôi khi gây ra discrimination không cần thiết). Tác giả đã lường trước được người đọc sẽ hiểu có những trường hợp đặc biệt mà có thể sẽ khó khăn hơn cho tác giả để làm được điều này. Và điều đo là hợp lý, vì thế giới này imperfect.
"4.Trên thực tế lâm sàng thì việc loại bỏ hết tế bảo ung thư dường như là k thể mà bạn. kể cả việc phẫu thuật cắt bỏ lan rộng thì tb ung thư cũng đã âm thâm di chuyển theo máu và bạch huyết đi khắp cơ thể và âm thầm phát bệnh lúc có điều kiện thích hợp mà thôi. Khẳng định 0% thì t cũng k thể nào đồng ý đc."
--> Có thể bạn ạ. Đúng như bạn nói, việc loại bỏ hết tế bào ung thư rất khó, vì nó phụ thuộc vào cả bệnh nhân, loại ung thư, và cả thơi điểm phát hiện ung thư.
Hiện tại, với những loại ung thư như ung thư tuyến giáp, ung thư vú, các tế bào ung thư có thể được loại bỏ hoàn toàn bằng phẫu thuật (tức khả năng tái phát do phẫu thuật sót là 0%) khi tế bào ung thư vẫn chưa di căng ra ngoài. Và bác sĩ có thể sẽ loại bỏ u, có thể cả cơ quan, các vùng lân cận, và bệnh nhân có thể hồi phục.
Tuy nhiên điều này cũng đòi hỏi nhiều yếu tố, vd như bệnh nhân phải phát hiện bệnh rất sớm, loại ung thư khó di căng, bác sĩ tay nghề tốt (ko để sót vùng cần phải loại bỏ). Hiện nay, do nhiều bệnh nhân phát hiện ung thư muộn, loại ung thư có tế bào có mức độ ác tính cao, bệnh nhân sức khỏe kém, dẫn đến khó khăn trong điều trị. Nhưng loại bỏ ung thư hoàn toàn là điều có thể. Như bạn có thể đọc tại nguồn này, tại mục Remove Cancer, câu thứ 2:
"Surgery is most effective at [completely removing cancer] that is at an early stage, is only in the place where it started (localized) and hasn’t spread to other parts of the body."
http://www.cancer.ca/en/cancer-information/diagnosis-and-treatment/surgery/?region=on
"5. Những k đó ở VN chỉ là ổn định thôi chứ k khỏi hoàn toàn dc bạn ơi."
--> Mình nghĩ cách tốt nhất để bạn có thể tin mình là tìm một bác sĩ y khoa để trao đổi thêm. Tất nhiên, cũng ko loại bỏ khả năng lập luận của mình sai sự thật. Mình rất sẵn sàng hoc hỏi thêm
"7. Với nhưng tuyên bố về Ung thư thì mình vẫn k có thiện cảm lắm về việc kiểm chứng nó."
--> Mình hiểu, như thực ra thiện cảm ko chưa đủ bạn ạ. Bạn thử tìm hiểu thêm nhưng nghiên cứu khác xem. Đối với mình, mindset là điều rất quan trọng trong tranh luận. Thay vì cố gắng tìm kiếm bằng chứng để chứng tỏ một khẳng định là sai, thì chúng ta nên cân nhắc nhiều quan điểm để tìm ra sự thật. Quan điểm này mình học từ: Principles of Success của Ray Dalio (Youtube)
Cuối cùng, mình xin cực kì lưu ý, hết sức cẩn trọng và tỉnh táo khi nếu bạn muốn áp dụng tất cả những kiến thức này vào đời sống cá nhân và gia đình mình. Lời khuyên và chỉ định của bác sĩ trực tiếp điều trị ở VN vẫn là ưu tiên số 1, sách vở cũng chỉ là lý thuyết mà thôi. Thực hành khác xa lt, chắc mn cũng biết, đặc biết là ngành y. Cơ thể mỗi con người là khác nhau, không ai giống ai cả. vì vậy hãy lắng nghe cơ thể và là bác sĩ của chính mình bằng những thông tin chính xác nhất, đã được kiểm chứng qua các tổ chức có thẩm quyền và qua thời gian.
Chúc các bạn có 1 sức khỏe thật tốt để học lập, lao động và cống hiến!
>>
Mình là người chưa đọc cuốn sách này, nhưng nghe phân tích của bạn, mình muốn đưa ra một số nhận định để bạn có thể tham khảo.
Mình thấy bạn đề cập tương đối nhiều đến việc tác giả nêu ra những kiến thức khá phổ thông, và cách quần chúng phản ứng với những kiến thức ấy. Mình thấy điều này là hoàn toàn dễ hiểu. Cuốn sách được xuất bản lần đầu vào năm 2007, khi đấy trình độ y học và sự phổ biến của kiến thức về sức khỏe không như bây giờ, nên có thể đối với bạn những kiến thức đó là quen thuộc. Đối với ĐẠI ĐA SỐ người ngoài kia, mình e không hẳn là như vậy. Mình là một người cũng tìm hiểu 1 chút về sức khỏe và y học, và cho đến tận bây giờ năm 2018, mình vẫn thấy sự thiếu hiểu biết những kiến thức về y khoa trong cộng động là rất rõ ràng, chưa nói đến năm 2007.
"Các bạn có thể nói rằng tuy những điều này rất phổ biến xung quanh nhưng không có ai giải thích như tác giả phải không?"
--> Mình chưa đọc nhưng mình đoán vậy. Đọc dòng này của bạn mình đang kỳ vọng bạn đưa ra một tranh luận nào đấy đại loại như "đã có những người khác giải thích như vậy r." Nhưng chỉ thấy bạn đưa ra 1 ví dụ về thuốc lá, trong khi tác giả có thể đề cập đến nhiều vấn để hơn chỉ là thuốc lá và tác hại. Nếu như mình đoán đúng, thì với câu hỏi trên của bạn, câu trả lời của mình là "Đúng vậy."
"Nhưng ở đây tác giả đề cập tới việc sạm da:" Tôi chỉ cần nhìn mặt một người là có thể biết người đó hút thuốc hay không" mình xin thưa là ông này bốc phét. Thế bây giờ bố mình, da trắng như cgai, mới hút thuốc 1 năm, t nói thẳng là da chẳng có gì khác mấy đâu các bạn à."
--> Cuốn sách này được xuất bản đầu tiên là tiếng Anh, nên bạn cũng nên cân nhắc. Người dịch dịch là "sạm da", nhưng tên tiếng Anh có thể là một biểu hiện nào đấy ở da mà có thể tác giả, là một bác sĩ y khoa lâu năm, có thể thật sự nhận biết được.
Về vd của bố bạn và mấy ông châu Phi, sao bạn biết ông ấy không nhận ra được họ bị "sạm da?" Đó là lý do ông ý làm bs - ông ấy quan sát tinh tế hơn.
"Còn nhiều lắm, những kiến thức cực kì phổ thông, không có gì quá đặc biệt ở bộ này như ăn nhiều rau củ quả này, uống nhiều nước này, khi ăn nên nhai kĩ này, thành phần bữa ăn nên chưa nhiều rau này...bla bla."
--> Như mình nói ở trên, đây là điều không hề "phổ thông," đặc biệt với người không có nhiều quan tâm đến y học và sức khỏe. Hơn nữa, nếu tác giả nêu ra những kết luận quen thuộc nhưng chứng minh chúng bằng những lý lẽ sâu sắc và dễ hiểu hơn, lượt rate và review cao của cuốn sách này là điều dễ hiểu.
"Trong cuốn sách này tôi sẽ giới thiệu tới các bạn phương pháp ăn uống Shiyna giúp tỉ lệ tái phát ung thư còn 0%"."
--> Theo như mình biết, nếu loại bỏ tác động của ngoại cảnh(ăn uống, vi khuẩn, virut, tia UV,..) một người chỉ bị ung thư khi họ có gen ung thư. Và hơn nữa, nếu một bệnh nhân ung thư được loại bỏ hết tế bào ung thư, họ, trên lý thuyết, sẽ hết ung thư. Nếu nói như vậy, ko hẳn là tác giả sai hoàn toàn, vì nếu 1 bệnh nhân được loại bỏ hết tế bào ung thư (bằng cách cắt bỏ phần bị ung thư lúc tế bào ung thư chưa kịp di căng), ko có gen ung thư, sinh hoạt và ăn uống vệ sinh, tránh tiếp xúc với tia có hại và hóa chất độc hại, một chế độ dinh dưỡng, vd như Shiyna của tác giả, để đưa tỉ lệ TÁI PHÁT ung thư về --> 0% là hoàn toàn khả thi. Nhưng như bạn nói, mình cũng ko hẳn tin là một con số 0% tròn trịa tại thời điểm này hay trong quá khứ. Bạn có thể kiểm tra bản tiếng Anh xem, có khi tác giả viết "đến gần 0%.'
"Còn ở VN, cứ ung thư là án tử, nói thế cho nó vuông. Chứ còn bảo tỉ lệ tái phát còn 0% thì khác gì là chữa khỏi bệnh."
--> Ung thư tuyến giáp, ung thư da, ung thư vòm họng giai đoạn đầu,.. là những loại ung thư có thể chữa hẳn và ít có khả năng di căng nhất, và điều này là khả thi tại Việt Nam.
"Có thể là tác giả đúng, nhưng vẫn cứ là chưa được kiểm chứng, chưa được khẳng định. Tròng sách còn rất rất nhiều đoạn tác giả khuyên không nên uống sữa. Nhưng trời ơi, tác dụng của sữa thì 10 trong khi những điều tác giả nêu về tác hại chỉ là 1 mà thôi, trong khi nó lại chỉ là giả thiết."
--> Những nghiên cứu về tác hại của sữa, như sữa bò, đã có. Sữa bò, với hàm lượng chất tăng trưởng cao (là lý do tại sao 1 con bê chỉ nuôi bằng sữa mẹ có thể phát triển rất nhanh), là nhân tố dẫn đến sự dạy thì sớm ở trẻ, thúc đẩy sự tăng sinh của tế bào đột biến/ung thư.
"Đây là 1 cuốn sách y học thường thức tốt, được xây dựng trên cơ sở giả thiết về "enzyme diệu kì" do 1 bác sĩ nổi tiếng người Nhật đề xuất nhưng chưa được kiểm chứng, chứng nhận bởi bất kì tổ chức y tế có chức năng quyền hạn nào chứng nhận."
--> Mình ko nghĩ rằng cuốn sách này chưa được kiểm chứng. Có thể nó đa được kiểm chứng trên lâm sàng, thực nghiệm, khảo sát, nhưng với mục đích là cung cấp một sách y học thường thức, tác giả không muốn chi tiết những vấn đề mang tính kỹ thuật này (vì có những nghiên cứu cần phải giải thích và đòi hỏi kiến thức chuyên môn mới hiểu tính hợp lí của nó.)
Tóm lại, mình rất cảm kích bạn đã cung cấp một quan điểm cho cuốn sách "có vẻ phổ biến" này . Suy cho cùng, mình đồng ý với bạn là lý huyết hoàn toàn có thể khác với thực tế, và mọi người cần có cái nhìn đa chiều để đưa ra hành động đúng đắn cho bản thân. Ở comment này, mình chỉ muốn đưa ra ý kiến cá nhân để bạn và mn (đã đọc sách) kiểm chứng và cho thêm ý kiến để group có hiểu biết sâu sắc hơn về vấn đề.1. Như mình đã giải thích ở trên, nó được nhiều tán dương như vậy "có thể" là vì tác giả đã giải thích được cơ chế của những kiến thức quen thuộc ấy ở ngôn ngữ layman - người không có kiến thức chuyên môn cũng có thể hiểu được. Điều này rất quan trọng, vì có thể những kiến thức ở trên đã dần quen tai với nhiều bạn ngày nay, nhưng việc để người ta thực sự đặt niềm tin vào nó và bắt đầu thay đổi thói quen ăn uống là một chuyện hoàn toàn khác. Đó là lý do ngoài kia có rất nhiều điều cliche, nhưng người ta vẫn chỉ "nghe cho biết" chứ không thực sự làm theo - một tâm lý dễ hiểu của con người: chúng ta phải hiểu thì mới tin mà làm theo. Điều này cũng giải thích được sự thành công của nhiều sản phẩm sách/Youtube videos khác: Series Big Ideas Simply Explained, A Brief History of Time (Stephen Hawking), Principles of Economics (Ray Dalio),etc.
3. Trong văn viết, người ta thường vạch rõ hai khái niệm: Nội dung + Mục đích. Ví dụ như câu: Có tiền mua tiên cũng được. Không hẳn ý người nói là "Có tiền sẽ mua được tiên" - Đó là nội dung, và nếu ai đó bắt bẻ một cách máy móc, thì hoàn toàn có thể chứng minh đây là một invalid argument. Nhưng như bạn cũng có thể hiểu, "mục đích" của người viết là tạo ra một khẳng định có tính nhấn mạnh cao, rằng có tiền sẽ mua được rất rất nhiều thứ, chứ không hề có ý là mua được "tiên."
Trên thực tế, một số người có thể phản biện rằng phân tích như vậy là đang dùng logical fallacy: ngụy biện.
Mình không nghĩ như vậy, vì để đảm bảo tính ngắn gọn + hiệu ứng khẳng định cao, tác giả có thể sử dụng những câu nói mang tính chất extreme như vậy để nhấn mạnh quan điểm, và đồng thời, giảm thiểu những giải thích không cần thiết. Ở đây, theo như bạn trình bày, tác giả cuốn sách nói rằng: "Tôi chỉ cần nhìn mặt một người là biết người đó có hút thuốc hay không." Chưa bàn đến việc tác giả có thật sự làm được điều này trong 100% trường hợp hay không (Ko thể loại trừ khả năng này). Nhưng nếu bạn nói là bạn không tin như vậy, thì cách giải thích của mình là như trên. Ông không thể nói một cách rất dài dòng như sau được:
"Tôi chỉ cần nhìn mặt một người là biết người đó có hút thuốc hay không. Tuy nhiên tôi cũng phải nói tôi chỉ làm vậy với những người hút thuốc lâu năm thôi, và cũng phải nhấn mạnh là tôi không nhận trường hợp xem cho các bạn châu Phi."
Bạn thấy đấy, như thế sẽ rất dài dòng không cần thiết (đôi khi gây ra discrimination không cần thiết). Tác giả đã lường trước được người đọc sẽ hiểu có những trường hợp đặc biệt mà có thể sẽ khó khăn hơn cho tác giả để làm được điều này. Và điều đo là hợp lý, vì thế giới này imperfect.
"4.Trên thực tế lâm sàng thì việc loại bỏ hết tế bảo ung thư dường như là k thể mà bạn. kể cả việc phẫu thuật cắt bỏ lan rộng thì tb ung thư cũng đã âm thâm di chuyển theo máu và bạch huyết đi khắp cơ thể và âm thầm phát bệnh lúc có điều kiện thích hợp mà thôi. Khẳng định 0% thì t cũng k thể nào đồng ý đc."
--> Có thể bạn ạ. Đúng như bạn nói, việc loại bỏ hết tế bào ung thư rất khó, vì nó phụ thuộc vào cả bệnh nhân, loại ung thư, và cả thơi điểm phát hiện ung thư.
Hiện tại, với những loại ung thư như ung thư tuyến giáp, ung thư vú, các tế bào ung thư có thể được loại bỏ hoàn toàn bằng phẫu thuật (tức khả năng tái phát do phẫu thuật sót là 0%) khi tế bào ung thư vẫn chưa di căng ra ngoài. Và bác sĩ có thể sẽ loại bỏ u, có thể cả cơ quan, các vùng lân cận, và bệnh nhân có thể hồi phục.
Tuy nhiên điều này cũng đòi hỏi nhiều yếu tố, vd như bệnh nhân phải phát hiện bệnh rất sớm, loại ung thư khó di căng, bác sĩ tay nghề tốt (ko để sót vùng cần phải loại bỏ). Hiện nay, do nhiều bệnh nhân phát hiện ung thư muộn, loại ung thư có tế bào có mức độ ác tính cao, bệnh nhân sức khỏe kém, dẫn đến khó khăn trong điều trị. Nhưng loại bỏ ung thư hoàn toàn là điều có thể. Như bạn có thể đọc tại nguồn này, tại mục Remove Cancer, câu thứ 2:
"Surgery is most effective at [completely removing cancer] that is at an early stage, is only in the place where it started (localized) and hasn’t spread to other parts of the body."
http://www.cancer.ca/en/cancer-information/diagnosis-and-treatment/surgery/?region=on
"5. Những k đó ở VN chỉ là ổn định thôi chứ k khỏi hoàn toàn dc bạn ơi."
--> Mình nghĩ cách tốt nhất để bạn có thể tin mình là tìm một bác sĩ y khoa để trao đổi thêm. Tất nhiên, cũng ko loại bỏ khả năng lập luận của mình sai sự thật. Mình rất sẵn sàng hoc hỏi thêm
"7. Với nhưng tuyên bố về Ung thư thì mình vẫn k có thiện cảm lắm về việc kiểm chứng nó."
--> Mình hiểu, như thực ra thiện cảm ko chưa đủ bạn ạ. Bạn thử tìm hiểu thêm nhưng nghiên cứu khác xem. Đối với mình, mindset là điều rất quan trọng trong tranh luận. Thay vì cố gắng tìm kiếm bằng chứng để chứng tỏ một khẳng định là sai, thì chúng ta nên cân nhắc nhiều quan điểm để tìm ra sự thật. Quan điểm này mình học từ: Principles of Success của Ray Dalio (Youtube)
Nhận xét
Đăng nhận xét