Thất bại trong việc truyền tải và thuyết phục ý tưởng

Chào mọi người ạ .Em đang là sinh viên ngành luật ạ,em nghĩ điều cốt lõi tạo nên một luật sư giỏi ngoài kiến thức chuyên môn ra còn sự dũng cảm ,bản lĩnh,cách nhìn ,tư duy đa chiều và đặc biệt phải có phong cách cá nhân riêng mình.Nhưng hôm nay em có tham gia một buổi teamwork của câu lạc bộ ,em bị loại vì thiếu đóng góp vào hoạt động chung của nhóm chỉ vì em không thể dung hòa được suy nghĩ của em với mọi người .Em muốn tư duy vấn đề theo cách nhìn dưới góc độ khác nhau ,mang tính mới mẻ đột phá hơn tư duy thông thường nhưng lại thất bại trong việc truyền tải và thuyết phục ý tưởng cá nhân cho mọi người vì trong tư duy của họ không hề chứa ,hiểu vấn đề dưới góc nhìn của em và bản thân thấy bất lực khi chính mình đi trên một con đường hoàn toàn khác biệt và lập dị so với người khác nên khiến em có nhiều suy nghĩ lại về bản thân ,cảm thấy những thứ trước đây em cho là đúng bây giờ bỗng trở nên mơ hồ .Mọi người có sách nào cải thiện tâm trạng em bây giờ có thể giới thiệu cho em không ạ .Em cảm ơn mọi người ạ!

nhân từ với quỷ dữ

Giữ vững lập trường.
Đừng tư duy theo kiểu lối mòn là được :)
Chúc bạn luôn mạnh mẽ!
nhưng thật khó khăn đôi khi nó làm mình trở nên lập dị,không hòa nhập được với cộng đồng

Trước hết em có thể đọc các quyển:
1. Tư duy nhanh, chậm.
2. Tư duy đột phá
3. Tư duy chiến lược.
Còn việc đúng - sai chỉ có lịch sử phân định được. Có những điều hiện thực khách quan xét tại thời điểm ấy đúng, nhưng nó lại cho là sai trong tương lai cũng bình thường, cái gì cũng cần tương đối và tạm chấp nhận.

cái nhầm bé nhất là có thể chỉ có bạn mới nghĩ là những ý tưởng của mình là mới mẻ đột phá, mọi người thì ko...
người khác biệt thì cách tiếp cận cũng phải khác biệt :)
Em thì lại thấy thế là bình thường; mới vào đại học nhiều người vậy
anh ko có ý nói bạn ấy khác biệt, bạn ấy tự nhận đấy chứ
khác biệt tự nhặn thì nhiều, nhưng đẹp trai tự nhận thì ít... Nó đòi hỏi ko chỉ khác biệt, mà còn có hoang tưởng nữa. Kidding :). Sorry spam chủ thớt :). Nếu bạn tự thấy mình khác biệt, thì cũng nên chấp nhận bị phân biệt. Sách gợi ý (dựa trên title): Nghệ thuật của việc dek cần quan tâm, đại khái thế

Ngành luật thì cuốn tư duy pháp lý luật sư đó, b đọc thử đi

Mà cũng ko rõ b muốn thoát khỏi khuôn khổ tư duy cũ hay cách làm việc nhóm cũ, mà nếu b cần cuốn tư duy pháp lý luật sư nếu b ở SG thì ghé qua chỗ mình mình cho mượn

Có một câu của thầy mình như thế này "nếu tự cho mình đã suy nghĩ đa chiều mà vẫn thất bại trong việc thuyết phục người khác thì thật ra mới chỉ đứng trên góc độ cá nhân để phán xét mọi chuyện thôi"

Cách đơn giản nhất là để mn nói hết rồi mình mới nói, nói là phải trúng trọng điểm. Nhưng tất nhiên các kiến thức phải nắm vững trước đã, bản thân sự điềm tĩnh cùng kiến thức đã là sức mạnh r, k cần ham tranh biện.

Ham muốn rất đáng khen, nhưng bạn phải có phương tiện là hiểu biết để bảo vệ, bằng chứng là thành quả để đập vào mặt lũ ấy.
Nghe marx nói chưa, thay đổi về lượng mới dẫn tới thay đổi về chất. Ko nóng vội dk đâu bạn.

Cái việc suy nghĩ đa chiều hay k đa chiều cũng chả quan trọng, chả ai đi nghĩ hộ cho tất cả người khác đc mà lắm chiều thế, nên lắng nghe chính là cách. Ngoài ra, không cần sợ mình sai khác với mn, giữ ý mình nhưng đừng gay gắt quá với người khác. Đây là lĩnh vực cần tự kiểm điểm hơn là sách vở.

Bạn chỉ cần định nghĩa lại từ "giỏi" của chính bạn, các vấn đề còn lại của bạn sẽ đc giải quyết! Hi 

Điều em muốn xàm quá. Bản chất mọi thứ đều mơ hồ, việc phản tư liên tục hay hoài nghi cho thấy bạn trưởng thành, chứ ko phải thứ cái éo gì cũng chắc chắn
Rất phũ nhưng thực tế. Nếu sự khác biệt hiệu quả, giữ nó làm bài tẩy chứ chả việc gì phải đưa ra chứng minh cái gì cả.
có mấy cái thằng ông nội trên đi PR sách và thêm cả đống cmt siêu hình kiểu thầy dùi em phải thế l` này em phải thế éo kia. Em nó có đa chiều hay không trong trí tưởng tượng điều đó không quan trọng bằng việc em nó bị gieo rắc mấy cái trò marketing hiện đại pha chút neo-liberalism rồi.
Vẫn còn bầy đàn lắm, nên đừng tự cố tỏ ra khác biệt.
Nội cái việc tự thấy khác biệt mà lại lên đây đòi cảm thông nó đã mâu thuẫn rồi. 
Mà em nghĩ dễ bác giống em, anti self-help. =))

Cứ lấy Khuất Nguyên làm tấm gương :))
Những người khốn khổ - Victor HuyGo


Mình cũng học luật, và xin phép trao đổi: chỉ cần nhìn đoạn văn bạn chủ thớt viết ở trên, là mình đã hiểu được bạn không "giỏi" như bạn nghĩ đâu.
Chắc bạn ấy theo chuẩn chính tả hơi khác :))

Sẵn dịp đang đọc quyển này và đồng thời đọc được stt của nên chia sẻ một chút ít hiểu biết mình đọc được trong quyển này. 
Mình thấy những cái bạn nghĩ về "Cốt lõi của Luật sư" hơi nhiều trong khi lại chưa định hình rõ hướng đi của bạn là học luật và làm luật trong lĩnh vực gì. 
Riêng trong lĩnh vực Luật sư tư vấn mà mình đang đọc thì "Cốt lõi" nhất của một Luật sư là kỹ năng search google và đọc hiểu thôi :)
sách kỹ năng hành nghề luật sư

Thân!

nói thế thì cũng hơi chủ quan quá. nhưng dù sao cuốn này cũng rất okie
mình đọc cuốn này từ năm 2, và trực tiếp nói chuyện với tác giả nhiều lần rồi. 
Tạm thời khẳng định là TẤT CẢ mọi thứ bạn cần để hành nghề trong lĩnh vực "doanh nghiệp" đều có trong đấy :

Quan điểm của mình về teamwork là sự lựa chọn làm việc cùng người khác chứ nó không hẳn là một kỹ năng. Bạn thử đọc cuốn Mặt Dày Tâm Đen rất hay và phù hợp lúc này với bạn. Sách sẽ giúp bạn độc lập trong tư duy hơn, không phụ thuộc vào người khác nữa.
https://www.youtube.com/watch?v=nEO6KyuS2tU

 Kiến thức của bạn thiếu vững vàng, thiếu nền tảng nên khi trình bày vấn đề sẽ dễ bị rối rắm, tối nghĩa. Học luật thì cần đọc thêm nhiều sách về triết học luật pháp, triết học đạo đức mới có am tường đến bản chất của luật, lúc đó sẽ ko còn tình trạng trước cho là đúng, h cho là mơ hồ nữa.

 Bản thân mỗi người luôn bị mâu thuẫn giữa hai thứ. Một là mong muốn được kết nối,được là bộ phận của một nhóm, cộng đồng. Hai là khát khao nắm quyền kiểm soát, quyết định mà không bị phụ thuộc quan điểm ý kiến của người khác. Một cái gắn liền với ham muốn. Một cái gắn liền với nỗi sợ. Giờ bạn muốn bắt đầu từ đâu?

Bạn muốn tư duy theo nhìu góc độ khác nhau, nhưng bạn chưa phải là người như bạn muốn mà. Vì thế mình nghĩ bạn nên thích nghi với việc teamwork, thử đưa ra quan điểm và thuyết phục mn.. ko nên nghĩ mình khác biệt, mn không hiểu được nên mình ko làm teamwork được. 
Nói chung mình nghĩ là nên từ từ lần lượt cải thiện từng thứ một, thứ mà bạn nghĩ thích hợp của một vị luật sư giỏi... có trải nghiệm thiệt thì mới biết được tư duy đa chiều, khác biệt hay bản lĩnh hay gì gì đó có thích hợp hay không ấy. 
Chúc bạn trở thành người khác biệt thành công.

Đi tập tạ cho đô và xăm mình sẽ dễ thuyết phục ng đối diện hơn nhé bạn
Trên lớp bạn có hay làm việc nhóm ko ? Có giải quyết các case lớn giả định ko. Cái này bạn đọc sách ko ăn thua bằng thực hành đâu

Em là sinh viên năm nhất ngành luật kinh doanh ạ và em cũng không có ý định trở thành một luật sư trong tương lai.Em muốn học luật làm kiến thức bổ trợ cho ngành yêu thích của em là kinh tế thôi ạ. Vấn đề chính của em là từ trước tới giờ em vẫn theo một quan điểm cá nhân là chỉ quan sát và đưa ra quan điểm trong đầu ,không phát biểu ra bên ngoài nên em bị mắc một hạn chế là diễn đạt ý kiến đến người khác thông qua lời nói .Thứ hai là em không hề cho mình là khác biệt theo cảm tính chủ quan của cá nhân mà nhìn dưới góc độ của người khác .Thứ ba em không hề cố tỏ ra mình giỏi hay muốn trở nên khác biệt hay giỏi hơn những người còn lại (như một số người đã nhận xét bên dưới) ,mà từ trước đó em đã quan sát và nghĩ rằng kế hoạch đó của các bạn ấy quá quy tắc và chứa nhiều hạn chế và thực tế thì khi triển khai nó chúng em đã không thể nào dự trù được rủi ro là không thể ứng phó được khi bị lật ngược lại vấn đề .Nhưng đến khi đề cập đến quan điểm cá nhân để giải quyết vấn đề thì không ai chấp nhận vì mọi người cho rằng nó là lập dị vì nó vượt ra ngoài quy tắc thông thường ,chính bản thân em thấy bất lực với bản thân khi đứng một mình một quan điểm và thuyết phục mọi người nghe theo không phải một trường hợp mà rất nhiều trường hợp khác nữa .Vì vậy em cảm thấy bất lực với chính bản thân và cảm thấy niềm tin trước đó bị lung lay.Vì vậy em chỉ muốn tìm đọc cuốn sách hay truyện nào giúp em có thêm sự vững vàng vào giá trị bản thân theo đuổi thôi ạ( chứ không phải thể loại sách self-help như một số người đã bình luận đâu ạ )vì em biết có rất nhiều cuốn sách hay mà không thể tìm kiếm trên mạng được. Em biết bản thân còn quá non trẻ so với người khác và việc bị phán xét dưới con mắt của một số người đi trước am hiểu ,uyên thâm hơn là điều không thể tránh khỏi. Tuy có đôi chút khắc nghiệt nhưng em sẽ cố gắng nạp kiến thức và khắc phục .Cảm ơn mọi người đã góp ý chân thành ạ!

Vấn đề lớn nhất của e là : diễn đạt nên làm cho mọi ng không hiểu ý em. Kể cả cmt thanh minh này cũng hơi lằng nhằng. 
Mình cũng học luật và ra làm ngành khác và hồi mới vào trường mình cũng nhát nên ko bày tỏ được quan điểm nhiều. Nhưng đó là 1 thiếu sót lớn, vì ngành luật rất cần sự tự tin, mạnh bạo. Còn đang đi học thì cứ thoải mái trao đổi đừng sợ sai.
Ngày xưa mình cải thiện hơn nhờ tham gia thuyết trình nhóm. Ai trong nhóm cũng phải đứng lên thuyết trình thay cả đội, ko thể trốn tránh. Sai nhiều thì rút kinh nghiệm nhiều. Và team work nhiều sẽ thu nhỏ bớt cái tôi của mình lại. Chứ đọc sách ko ăn thua lắm, quan trọng bản thân em phải có mục tiêu ko nói, ko bày tỏ ý kiến sẽ bị lấn lướt bởi số đông và bị đào thải

Chuyện nói hay người ta k nghe là lẽ thường. Lý lẽ không phải thứ thuyết phục được đại đa số, thuyết phục là đánh vào tâm lý.
E nên tìm đọc lịch sử để thấy các nhà du thuyết hay hùng biện họ đều có phép tắc riêng, từ xưa người ta đã biết lý lẽ là không đủ rồi. Thế nên thay vì chú ý vào bản thân quá nhiều thì hãy tập quan sát người khác để nhận định, xem phương án nào sẽ lôi kéo được người ủng hộ. Cũng có thể, mượn chính lý lẽ của người để dẫn dắt người, gắng đừng chọn thế đối đầu với người, coi mình và người là bạn-cộng sự, đang giúp đỡ nhau, chứ không phải lấy ý kiến cá nhân áp đặt người khác.
Tất nhiên, đây là nói trên cơ sở ta nắm vững kiến thức, suy nghĩ thấu đáo, cẩn trọng rồi, chỉ còn thiếu bước làm cho mọi người lắng nghe thôi.

học luật là học cách tư duy logic. Em nên đọc và học thêm các lớp hoặc tham gia các hội thảo kinh tế để có đủ kiến thức. Để đi theo con đường luật kinh doanh, em phải có nên tảng kiến thức về kinh tế, thương mại và xã hội rất tốt. Năm thứ 1 là sự khởi đầu, ko có gì ngại cả

Xem phim 12 người đàn ông nổi giận ạ. Hay là phim giết con chim nhại. Đọc càng hay hơn!

2 kỹ năng cơ bản 1 luật sư giỏi cần có: 
1. Nói
2. Phân tích
2 kỹ năng này cũng phải đúng hướng, chứ không lại như bọn ở HTX Toàn Thua thì hỏng.

Đứng trên lập trường 1 người "đổi mới", bạn nên dựa trên luận cứ những cái cũ để dẫn chứng cho đề xuất của mình và nhấn mạnh:"công trình đã tốt nhưng chúng ta có thể thử tiến thêm 1 bước nữa...!". Điều này sẽ không gây phản cảm là bạn đang đạp đổ công sức của mọi người, tiến bộ là cái dần dần chứ không phải là nhảy phát trúng đích được. Hãy căn cứ cái cũ và tối ưu hóa thử xem!
Phải biết cách nắn đường của người khác đi theo con đường của mình nếu không cũng chỉ theo sau thôi, ''bạn muốn mua gì cũng được chúng tôi chỉ có màu đen ''

Tôi có lời khuyên cho bạn rằng bạn có thể khác biệt nhưng ko nên để người khác biết cho tới khi khác biệt đó làm bạn thành công.

Có rất nhiều loại sách để phát triển tư duy . ngoài ra còn tham gia các hoạt động, phong trào , cuộc thi nữa. Tư duy nhanh và chậm,......

Nếu tư duy theo hướng khác thì em phải cho ngta thấy hướng tư duy là cái thứ nhất.
VD có 1 con đường mòn mà mọi ng vẫn đi, e ko muốn và cố thuyết phục người khác đi theo đg khác thì e phải chỉ cho họ hướng đi đó, hướng đó đi mất bao lâu, có cần mở đường ko, mở đường ở khúc nào, tốc độ mở đường ntn, thời gian mở đg là bao lâu, chia team làm việc ở từng khúc ntn, sau khi chia thì quản lý ntn, đó là những thứ em phải nắm rõ, nếu rõ rồi thì hãy diễn đạt cho rõ.
Diễn đạt và hiểu là hai chuyện khác nhau, nếu em hiểu rõ 1 thứ gì đó nhưng k diễn đạt đc có thể do logic trong lời văn của em có vấn đề, hãy cố vuốt ngắn lại nếu ko đc hay, nói cho rõ ràng, mạch lạc, ko cần văn hoa.
Còn em hiểu rõ và diễn tả rõ mà người ta vẫn ko hiểu thì tốt nhất là nên làm với kột team khác. Đây là ý kiến cá nhân của anh, những ý kiến trái chiều em cũng nên tiếp nhận và xử lý, vì xã hội là đa chiều, lối mòn tư duy xuất phát từ hình thái xã hội, nếu muốn thay đổi lối mòn đó thứ em cần thay đổi là gốc rễ, hình thức tổ chức và mục tiêu muốn hướng tới.

Và thêm nữa là e thích kinh tế mà học luật để bổ trợ có thể là 1 điều sai lầm.
Ko có ngành "luật kinh doanh" mà chỉ có chuyên ngành luật kinh tế nói chung. Các ngành luật đa phần chương trình đào tạo giống nhau tới 80-85% vì vậy kiến thức kinh tế nằm trong nó rất ít.
Em cần phải đọc nhiều sách kinh tế nếu muốn theo sở thích. Và chọn thứ gì đó có định hướng để đọc, chứ k phải đọc theo phong trào, thấy là đọc, nói ít và suy nghĩ, đừng cố tạo khác biệt nếu em ko hiểu rõ thứ em nói, vì đó là dị biệt. Chúc em thành công.

.Nhưng em vẫn không hiểu sao các anh chị khóa trên ấy ạ ,họ không hiểu hay cố tình không hiểu vấn đề mà em đề cập đến mặc dù em biết họ đã nghe rất rõ và biết ý mà em muốn hướng đến (em nhận ra điều ấy qua nét mặt của anh chị ấy và việc anh chị ấy cố lái vấn đề sang một hướng khác).Sao họ phải làm vậy ạ.
 Và còn về vấn đề ngành học ấy ạ .Đúng là các trường khác là ngành "luật kinh tế " còn trường em lại là ngành "luật kinh doanh "thuộc khoa luật ạ.Em biết là thích kinh tế mà học luật thì nghe có vẻ không hợp lý lắm nhưng em muốn có một kiến thức nền tảng vững về luật và kiến thức về kinh tế nữa để sau này phục vụ cho công việc yêu thích của em .Và em biết sẽ rất khó khăn vì khung chương trình đào tạo trường em đến 70% là luật nên phải học thêm kiến thức về kinh tế rất nhiều nhưng em sẽ cố gắng và học có chọn lọc ạ.

Hàn Phi Tử đi bạn để thấy động cơ đằng sau hành động của mỗi người!

 Học luật ra không phải ai cũng làm luật sư, làm luật sư không phải ai cũng thành luật sư giỏi, là luật sư giỏi không phải ai cũng "ngoài kiến thức chuyên môn ra còn sự dũng cảm ,bản lĩnh,cách nhìn ,tư duy đa chiều và đặc biệt phải có phong cách cá nhân riêng mình"
Trước khi tốt nghiệp hay thành công em cần là 1 member tốt trong team, chứ chưa cần có tư duy cao hơn mọi người. Em giỏi nhất, tư duy tốt nhất là khi em ở dưới tất cả mọi người, được tất cả mọi người quý mến, tin tưởng và nể phục. Lúc đó em sẽ là 1 người thành công, một luật sư giỏi.
Hiện giờ thì em cứ đọc sách, đọc tất cả các loại sách em cho là hữu ích và đừng để cho ai biết là em đang đọc sách.
Chúc em thành công!





Nhận xét