Steve Jobs giải thích tại sao công ty càng thành công thì sản phẩm càng mất giá trị

Cái này làm tôi nhớ đến quy luật sắt của quan liêu: Trong một tổ chức có 2 loại người, những người tận tụy với mục tiêu của tổ chức, và những người tận tụy với chính tổ chức. Trong mọi hoàn cảnh thì nhóm thứ hai là những người sẽ tiếp quản và lãnh đạo tổ chức; điều đó cũng có nghĩa là bất kỳ mục tiêu nào của các hiệp hội quan liêu cũng sẽ chỉ là ưu tiên thứ hai.

Tôi đã từng chứng kiến việc này và những câu nói của Steve Jobs không thể đúng hơn được. Tôi làm cho một công ty công nghệ đang sa sút và tôi cũng thấy điều tương tự xảy ra với các công ty khác.

Điều mỉa mai là những người lãnh đạo rất ngưỡng mộ Jobs và họ cố gắng để có thể mô phỏng lại ông ấy, mô phỏng ở đây tức là mô phỏng sự thành công của Jobs. Nhưng điều họ không nhận ra là Steve Jobs đang nói về họ.

Tôi cũng thế này. Tôi làm cho một công ty "công nghệ" nghĩ rằng sản phẩm của họ là một sản phẩm tuyệt vời có khả năng thay đổi cuộc chơi.

Trong 3 năm tôi làm việc ở đó, cứ 2 quý lại cho thôi việc một lần và bây giờ họ đang cắt giảm biên chế cực lớn. Ngạc nhiên chưa?

Khả năng lãnh đạo và chiến lược cực kì quan trọng đó.

Quan sát của Jobs giỏi đó, và những điều này vẫn rất phù hợp trong hoàn cảnh hiện tại.

Áp dụng cho một quốc gia cũng đúng mà cho một công ty cũng chính xác.

Chuyện này vừa diễn ra ở BlizzCon.

"Sao, không phải các bạn ai cũng có điện thoại à?"

Tôi vừa nhận ra là câu trả lời đó bắt nguồn từ ý tưởng "Hãy phát triển một tựa game mà chúng ta có thể đạt lượng người chơi tiềm năng nhiều nhất" nhưng không tính đến chất lượng của chính sản phẩm.

Trụ sở Apple nên bật cái này lặp đi lặp lại...trên màn hình lớn.


Đây chính là điều mỉa mai đáng cười được chỉ ra mỗi khi video này được post.

Apple từng là một công ty nhỏ định hướng bởi sản phẩm với sản phẩm chất lượng tốt, cố gắng cạnh tranh để chiếm thị phần của các công ty lớn như IBM và Microsoft. Ngày nay nó đã trở thành một công ty khổng lồ được định hướng bởi marketing và sản phẩm của họ đã thua xa so với những mặt hàng tốt nhất thị trường.

Apple đã trở thành chính cái công ty khổng lồ, độc quyền mà Jobs đã nói đến trong video.


Jobs là một người cực kì thu hút người khác. Đó là khả năng của ông ấy. Cho nên ông ấy nói những thứ như này nghe có vẻ rất đáng tin, nhưng không.

Là một thằng khốn ở Silicon Valley, tôi đã tiếp xúc quá nhiều với video này rồi. Vấn đề ở chỗ này: Mọi thằng CEO hipster khốn nạn con-quỹ-ủy-thác ở Silicon Valley (và trên khắp thế giới) đều trích dẫn video như cẩm nang. Mọi thằng kỹ sư, lập trình code hay designer đều tự coi mình là "dân product", cho dù từ đó chả có nghĩa gì. Và họ nghĩ họ giỏi hơn những người sales và marketing, và đội sales và marketing của chính họ là kẻ thù. Bạn có thể nhìn thấy điều này ở mọi start up công nghệ, tất cả là nhờ video này.

Sự thật là những người sales và marketing cũng có thể là "dân product" nếu họ giỏi.

Cho nên là bây giờ ta có một vấn đề đối nghịch. Mọi CEO đều nghĩ rằng mình thông minh vì đã xem video này, cho nên là họ thăng chức cho "hội product", trả tiền hết cho họ, cùng với đó là xa lánh đội sales và marketing khỏi việc đưa ra quyết định mới. Với họ những người marketing là kẻ xấu.

Nhưng mà:

Mặc dù dân tiếp thị bị ghét, nhưng họ hiểu người khác. Họ am hiểu về thị trường. Họ nói chuyện với khách hàng và hiểu nhu cầu, mong muốn của họ. Cho nên là bây giờ, chúng ta có những công ty định hướng bởi sản phẩm đếch biết cách nói chuyện sao cho phù hợp với khách hàng và hiểu họ muốn gì. Đó là cách bạn có những quyết định kì lạ như OnePlus loại bỏ NFC khỏi điện thoại, loại bỏ jack tai nghe, hoặc thay đổi hệ điều hành Android gốc sang phần mềm của Trung Quốc - những dân product nghĩ thế là có lý, nhưng bất kỳ dân marketing tử tế nào cũng sẽ nói cho họ nghe về cảm nhận của khách hàng. Nhưng mà tệ là đứa lãnh đạo công ty nó lại bị ám ảnh với Steve Jobs cơ, và thế là họ bị bơ luôn.

Tôi. ghét. video. này. vãi. lòn. Nó đặt dân product lên trên những người hiểu người khác. Coi nó là một suy nghĩ ứng khẩu của Steve Jobs thì không sao, nhưng mà nó không thể là cẩm nang được. Jobs đã sai ở điểm này.

Vấn đề chưa bao giờ là việc bên marketing đã khiến bên product bị ra rìa. Vấn đề nằm ở chính các công ty điều hành kém với sự giao tiếp nội bộ và khả năng đưa ra quyết định kém của quản lý cấp cao. Thay vào đó, Jobs lại chọn cách chỉ trích một nhánh của công ty và bợ đ*t những "dân product" và cái tư duy trẻ con đó đã tràn ngập các startup trên toàn cầu.

Câu trả lời thực sự là đây: Bạn cần người có khả năng marketing giỏi quan tâm đến sản phẩm, và bạn cần "dân product" tốt quan tâm đến người tiêu dùng, và bạn phải khiến họ hợp tác với nhau thay vì nghĩ rằng thằng này hơn thằng kia. Video này đã làm điều ngược lại và cố tạo ra sự chia rẽ. Apple trước giờ vốn là một công ty hoạt động bất ổn với nhân viên khốn khổ, và những thứ như này là lý do tại sao.

Nhận xét