Các giải pháp hàn gắn, xây dựng và duy trì các mối quan hệ trong kinh doanh và cuộc sống.

Tác giả của các cuốn sách Quản Lý Nghiệp, Nghiệp Tình Yêu… và Năng Đoạn Kim Cương xuất bản bởi công ty Doubleday, kể về câu chuyện ông đã sử dụng trí tuệ cổ xưa của Tây Tạng để biến Andin thành một trong những công ty phát triển nhanh nhất trong lịch sử New York. Đây là một trong những cuốn sách về kinh doanh bán chạy nhất, được dịch ra hơn 20 ngôn ngữ, với hơn 3 triệu bản được bán ra tại 35 quốc gia

các giải pháp giúp hàn gắn, xây dựng và duy trì các mối quan hệ trong gia đình, công việc và cuộc sống 
(12 công cụ để có mối quan hệ hoàn hảo trong kinh doanh và cuộc sống)
giải pháp giúp chúng ta cải thiện và gìn giữ mối quan hệ với đối tác (dù trong chuyện tình cảm hay công việc), bí quyết giữ họ lại trong cuộc sống và cùng tạo ra những giá trị tích cực cho cả hai. Trong kinh doanh, ông cho rằng đối với sự thành đạt của một doanh nhân thì yếu tố tri thức chiếm 30%mối quan hệ chiếm đến 70%, bởi mọi sự hợp tác kinh doanh thành công đều cần nhận được sự hậu thuẫn từ các mối quan hệ, thậm chí ngay cả khi doanh nghiệp sở hữu thế mạnh về nguồn tài lực dồi dào nhưng không xây dựng được mối quan hệ tốt, cụ thể với: nhân viên (cung cấp sức lao động), nhà đầu tư ( nguồn cung cấp cho doanh nghiệp) và khách hàng (người mang lại tài chính), đối tác (ảnh hưởng đến quy trình phát triển của doanh nghiệp)…thì cũng khó có thể đi đến thành công.

Michael Roach đã lưu ý 10 điều cơ bản khi xây dựng mối quan hệ trong kinh doanh mà chúng ta cần tránh mắc phải:

1. Mức độ tín nhiệm không nên đi cùng quyền lực trong mạng lưới quan hệ như việc bạn đang nắm giữ vị trí đứng đầu doanh nghiệp, các cấp quản lý…thì cũng cần cho tất cả mọi người tham gia vào mạng lưới một cách bình đẳng.

2. Hãy xây dựng mối quan hệ đa dạng và với những người đối lập quan điểm để có thể dễ dàng cùng thụ hưởng quyền lợi, suy nghĩ lẫn ý tưởng của nhau.

3. Đừng làm kẻ "biết hết tất cả": Trong mối quan hệ thì việc lấn lướt và "tước quyền" hành động/lời nói của người khác sẽ khiến chính bạn rơi vào tình thế bất lợi của một kẻ "biết tuốt", mọi người sẽ nghĩ rằng bạn không cần sự hỗ trợ từ họ nữa.

4. Thể hiện sự biết ơn qua hành động cụ thể: Dù đó là một thành viên với chức vụ không cao trong doanh nghiệp, nhưng nếu họ đã giúp đỡ bạn thì hãy thể hiện sự biết ơn qua hành động cụ thể hoặc hỗ trợ lại bằng thái độ trân trọng. Bạn sẽ nhận được những giá trị nhiều hơn bạn tưởng.

5. Hãy cho đi nhiều hơn nhận lại: Trong mạng lưới quan hệ của mình, đừng so đo tính toán giữa việc cho đi và nhận lại.

6. Hãy chủ động giữ sự kết nối: Khi nhận được điện thoại, tin nhắn của những người trong mạng lưới mối quan hệ, nếu không thể trả lời ngay thì cũng đừng quên phản hồi lại vào thời điểm hợp lý.

7. Hãy mạnh dạn trả lời: "Không biết": Nếu bạn không có đủ kiến thức, sự hiểu biết về câu hỏi của ai đó đặt ra, đừng giả vờ biết và trả lời với nội dung sơ sài.

8. Hãy đề cao giá trị của sự tiếp xúc cá nhân: "Cảm ơn" và "Xin vui lòng" là 2 trong số những cụm từ có sức ảnh hưởng lớn nhất với bất kỳ mối quan hệ nào.

9. Đừng bao giờ giả định rằng một người có vai vế thấp hơn sẽ không xứng đáng để tồn tại trong mạng lưới của bạn.

10. Khi đang mở rộng mối quan hệ thì bạn hãy học cách phân biệt giữa thông tin và chuyện ngoài lề.

Bất luận trong cuộc sống hay công việc, các mối quan hệ luôn nắm giữ một vai trò quan trọng và có ý nghĩa quyết định. Nên điều quan trọng đó là sự nỗ lực của bản thân chúng ta trong việc gầy dựng và vun đắp các mối quan hệ để đạt được thành công viên mãn


Nhận xét