Thế giới đổi thay không ngừng. Các tổ chức quốc tế đã đưa ra những dự báo về các ngành nghề có thể biến mất vào năm 2030 (tầm 10 năm nữa thôi) và 2050 (tầm 30 năm nữa) do sự thay thể của máy móc, công nghệ, đặc biệt là robot.
Những ý định chọn nghề ngay từ khi đang ngồi trên giảng đường đại học thực chất cũng không có gì chắc chắn là chúng ta sẽ làm cả đời. Có thể là làm mà không thấy phù hợp muốn đổi nghề khác, hoặc ở khía cạnh khác, xã hội càng lúc càng giảm nhu cầu lao động ở nghề đó, ngành đó. Vậy lúc dó, chúng ta sẽ ra sao ?
Thực sự là, chúng ta vẫn sẽ ổn thôi, ta vẫn sẽ thành công trong ngành mới, nghề mới. Vấn đề là, mỗi sinh viên của chúng ta, ngay từ khi đang ngồi trên ghế nhà trường, phải chuẩn bị cho bản thân những năng lực then chốt nào để dù ở bất cứ nơi nào, lĩnh vực nào, chúng ta vẫn sẽ tồn tại, sống tốt và thành công.
Vậy thì những năng lực then chốt đó là gì?
1. Năng lực học tập và suy nghĩ (Thinking and learning to learn): Quan sát và đặt câu hỏi; nghiên cứu và giải quyết vấn đề một cách logic, sáng tạo, có khả năng phân tích, phản biện; thiết lập mục tiêu; lập kế hoạch; kĩ năng vận động hỗ trợ từ nhiều nguồn để đẩy mạnh sự phát triển tư duy và học tập của bản thân; nhận ra sự tiến bộ của bản thân và xã hội, có năng lực tư duy theo các chuẩn mực đạo đức, có năng lực nhận thức và đánh giá các yếu tố thẩm mĩ.
2. Năng lực về văn hóa, tương tác và tự thể hiện (Cultural competence, interaction and self-expression): tương tác và hợp tác tích cực; ứng xử xã hội; thích ứng sự đa dạng văn hóa, thể hiện bản thân trong sự tôn trọng sự đa dạng văn hoá
3. Năng lực làm việc và tinh thần khởi nghiệp (Working life competence and entrepreneurship): làm việc độc lập, làm việc nhóm và hợp tác; tinh thần trách nhiệm; phát triển năng lực đặc biệt; phát triển sự tự tin.
4. Năng lực tự chăm sóc và quản lý cuộc sống hàng ngày (Taking care of oneself and managing daily life) (chăm sóc bản thân; tự lập; chia sẻ và ứng xử xã hội; tạo động lực và tự tạo động lực; thể hiện và phát triển cảm xúc; tự bảo vệ (an toàn, sinh tồn); tìm kiếm sự giúp đỡ; sử dụng thiết bị kĩ thuật; thói quen tiêu dùng thông minh (nghĩa là tiêu dùng hợp lí về kinh tế và thân thiện với môi trường) (Caption để ở ảnh)
5. Năng lực sử dụng kiểu hình thông tin và công cụ đa dạng (Multiliteracy) bao gồm: khả năng sử dụng ngôn ngữ, ký hiệu và văn bản; khả năng sử dụng tri thức và thông tin; khả năng sử dụng các công nghệ nghe-nhìn, sử dụng phương tiện truyền thông, tìm kiếm thông tin, xử lí thông tin số, tư duy phê phán.
6.Năng lực hiểu biết về công nghệ truyền thông (Communication Technology competence): sử dụng công nghệ truyền thông, ứng dụng công nghệ thông tin một cách hiệu quả vào học tập và đời sống.
7. Năng lực tham gia xây dựng tương lai bền vững (Participation, involvement and building a sustainable future): phát triển khoẻ mạnh về thể chất và tinh thần, có quan điểm sống, lối sống tiến bộ, trách nhiệm với tự nhiên, xã hội, con người trong cộng đồng, xem xét về công lí và sự công bằng; đóng góp để xây dựng tương lai bền vững thông qua việc xây dựng mục tiêu và thực hành làm việc nhóm.
Tương lai bất định, CVCM hy vọng qua bài viết trên đây, các bạn sẽ chuẩn bị cho mình đầy đủ những năng lực thiết yếu để dù cuộc sống có biến đổi, các bạn vẫn sẽ luôn vững vàng!
By Chevening Vietnam Career Mentoring Program
Những ý định chọn nghề ngay từ khi đang ngồi trên giảng đường đại học thực chất cũng không có gì chắc chắn là chúng ta sẽ làm cả đời. Có thể là làm mà không thấy phù hợp muốn đổi nghề khác, hoặc ở khía cạnh khác, xã hội càng lúc càng giảm nhu cầu lao động ở nghề đó, ngành đó. Vậy lúc dó, chúng ta sẽ ra sao ?
Thực sự là, chúng ta vẫn sẽ ổn thôi, ta vẫn sẽ thành công trong ngành mới, nghề mới. Vấn đề là, mỗi sinh viên của chúng ta, ngay từ khi đang ngồi trên ghế nhà trường, phải chuẩn bị cho bản thân những năng lực then chốt nào để dù ở bất cứ nơi nào, lĩnh vực nào, chúng ta vẫn sẽ tồn tại, sống tốt và thành công.
Vậy thì những năng lực then chốt đó là gì?
1. Năng lực học tập và suy nghĩ (Thinking and learning to learn): Quan sát và đặt câu hỏi; nghiên cứu và giải quyết vấn đề một cách logic, sáng tạo, có khả năng phân tích, phản biện; thiết lập mục tiêu; lập kế hoạch; kĩ năng vận động hỗ trợ từ nhiều nguồn để đẩy mạnh sự phát triển tư duy và học tập của bản thân; nhận ra sự tiến bộ của bản thân và xã hội, có năng lực tư duy theo các chuẩn mực đạo đức, có năng lực nhận thức và đánh giá các yếu tố thẩm mĩ.
2. Năng lực về văn hóa, tương tác và tự thể hiện (Cultural competence, interaction and self-expression): tương tác và hợp tác tích cực; ứng xử xã hội; thích ứng sự đa dạng văn hóa, thể hiện bản thân trong sự tôn trọng sự đa dạng văn hoá
3. Năng lực làm việc và tinh thần khởi nghiệp (Working life competence and entrepreneurship): làm việc độc lập, làm việc nhóm và hợp tác; tinh thần trách nhiệm; phát triển năng lực đặc biệt; phát triển sự tự tin.
4. Năng lực tự chăm sóc và quản lý cuộc sống hàng ngày (Taking care of oneself and managing daily life) (chăm sóc bản thân; tự lập; chia sẻ và ứng xử xã hội; tạo động lực và tự tạo động lực; thể hiện và phát triển cảm xúc; tự bảo vệ (an toàn, sinh tồn); tìm kiếm sự giúp đỡ; sử dụng thiết bị kĩ thuật; thói quen tiêu dùng thông minh (nghĩa là tiêu dùng hợp lí về kinh tế và thân thiện với môi trường) (Caption để ở ảnh)
5. Năng lực sử dụng kiểu hình thông tin và công cụ đa dạng (Multiliteracy) bao gồm: khả năng sử dụng ngôn ngữ, ký hiệu và văn bản; khả năng sử dụng tri thức và thông tin; khả năng sử dụng các công nghệ nghe-nhìn, sử dụng phương tiện truyền thông, tìm kiếm thông tin, xử lí thông tin số, tư duy phê phán.
6.Năng lực hiểu biết về công nghệ truyền thông (Communication Technology competence): sử dụng công nghệ truyền thông, ứng dụng công nghệ thông tin một cách hiệu quả vào học tập và đời sống.
7. Năng lực tham gia xây dựng tương lai bền vững (Participation, involvement and building a sustainable future): phát triển khoẻ mạnh về thể chất và tinh thần, có quan điểm sống, lối sống tiến bộ, trách nhiệm với tự nhiên, xã hội, con người trong cộng đồng, xem xét về công lí và sự công bằng; đóng góp để xây dựng tương lai bền vững thông qua việc xây dựng mục tiêu và thực hành làm việc nhóm.
Tương lai bất định, CVCM hy vọng qua bài viết trên đây, các bạn sẽ chuẩn bị cho mình đầy đủ những năng lực thiết yếu để dù cuộc sống có biến đổi, các bạn vẫn sẽ luôn vững vàng!
By Chevening Vietnam Career Mentoring Program
Nhận xét
Đăng nhận xét